Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Từ chuyện Mỹ Tâm với cú lắc đầu của ông chủ tịch



Dùng chữ “tẩy chay” để nói về cái lắc đầu của Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến với Mỹ Tâm e hơi nặng, ở đây đơn giản vì giá cátsê quá cao nên người đứng đầu thành phố Đà Nẵng không ''mua'' nổi giọng hát của ''họa mi tóc nâu'' mà thôi.



                                                       Họa My tóc nâu

Thị trường có quy luật của nó và thị trường giải trí cũng vậy. Và đặc biệt hơn, thị trường giải trí có những quái chiêu và những quái nhân mà ta chẳng thể nào hiểu nổi. Như ca sĩ đứt hơi Đàm Vĩnh Hưng- trong giới chuyên môn coi như là thường, và nói như Thanh Lam khi xem anh này làm giám khảo trong chương trình The voice - rằng: “Mr. Đàm có gì để dạy người khác”. Thế nhưng, chính cái giọng rền rĩ đó mà anh này được fan gọi là “Đàm tướng quân”, giá cátsê của anh luôn thuộc loại top mà các ca sĩ khác muốn chạy theo cũng đứt hơi.

                                                                   Mr Đàm có gì để dạy người khác?
 

Hà Hồ hay một số ca sĩ cùng nhóm cũng có quái chiêu tương tự. Chân dài và nhảy dai là kỹ thuật để lấp vào khoảng trống của kỹ thuật thanh nhạc. Mà fan có khi chả cần nghe, chỉ nhìn nhảy nhót lung tung là khoái. Chính vì cái lỗ tai nghe nhạc và nhạc cảm của công chúng như vậy cho nên mới sinh ra quái nhân trên sân khấu, mới đẻ ra hàng loạt “ngôi sao” lấp lánh trên bầu trời ca nhạc. Công chúng có tai nghe dễ dãi đó cũng rất dễ dàng bỏ tiền ra nuôi thần tượng của mình. Giá được thổi lên cao, lâu ngày sẽ trở thành mặt bằng đương nhiên. Cho nên mới có bầu sô trả lời báo chí, giá cátsê Mỹ Tâm 6.000USD là bình thường. 


                         Chân dài và nhảy dai là kỹ thuật để lấp vào khoảng trống của kỹ thuật thanh nhạc

Với các ca sĩ, ban đầu họ tự cho mình may mắn vì tài chỉ tầm tầm. Nhưng lâu dần, thấy fan “đông như quân Nguyên” nên họ tưởng mình là thiên tài thật. Cho nên, họ không chỉ là quái nhân trên sân khấu mà trong cuộc sống cũng biến mình thành quái nhân, phát ngôn và hành xử nhố nhăng hợm hĩnh kiểu như khóa môi nhà sư.

Có những người yêu nhạc, với chương trình của các loại “sao” này, cho không vé họ cũng không cần. Nhưng số đó quá ít, còn fan mê mẩn lại quá đông. Thế là các ca sĩ càng ảo giác thiên tài và tiếp tục hét giá khủng, số đông lại hoan nghênh nhiệt liệt. Chưa kể nhiều trọc phú sẵn sàng mời “sao” về hát đám cưới giá vài trăm triệu đồng để bà con thôn xóm được tận mắt nhìn thần tượng và có cơ hội xin chữ ký.

Thần tượng âm nhạc loại quái chiêu này sinh ra từ sự tưởng tượng của những người giàu trí tưởng tượng, nhưng nghèo óc thẩm mỹ.

Trở lại câu chuyện của cái lắc đầu. Vậy thì ai bắt sự kiện bắn pháo hoa quốc tế của thành phố Đà Nẵng hay các chương trình kỷ niệm của các địa phương, đơn vị khác phải mời cho được “sao”? Chẳng ai bắt cả, mà chính các đơn vị này tự lấy tay buộc mình. Đối với những đơn vị tổ chức kinh doanh, bán vé, họ tự tính toán và thuê ca sĩ giá bao nhiêu là việc của họ, còn những sự kiện cộng đồng, lễ kỷ niệm, việc gì phải bỏ ra số tiền “khủng” để nuôi các “sao” thị trường?

                                                                                  Theo: DÂN TRÍ

 

1 nhận xét:

  1. Theo HN thì đó là một sự điên rồ!ĐIÊN RỒ THỰC SỰ.

    Trả lờiXóa